- Qui mô công ty: 100-499
- Loại hình hoạt động:
- Website:
A. Nhiệm vụ:
1. Lập và triển khai kế hoạch sản xuất:
- Sau khi nhận đơn hàng trong đó đã có sẵn cụ thể ngày xuất hàng, lên kế hoạch cho các nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị, CCDC, v.v cần thiết để triển khai kế hoạch sản xuất cho mỗi đơn hàng nhằm xuất đúng chất lượng và tiến độ.
- Kiểm tra kế hoach nén container theo từng đơn hàng.
- Lập kế hoạch khuôn và kế hoạch sản xuất cùng với các tổ trưởng, phân công công việc cụ thể cho các tổ sản xuất thực hiện.
- Thường xuyên xem xét các kế hoạch sản xuất để đánh giá các rủi ro và báo cáo kịp thời cho Quản lý trực tiếp.
2. Kiểm soát hoạt động sản xuất:
- Giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, quá trình làm việc của công nhân, của tổ trưởng đảm bảo thực hiện theo đúng qui trình sản xuất, đúng chất lượng và tiến độ yêu cầu.
- Kịp thời phát hiện ra sản phẩm lỗi, cùng tổ trưởng và QC xác định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục kịp thời.
- Tổ chức, phân công nhân sự phù hợp với công việc.
- Kiểm tra và ký duyệt các giấy tờ liên quan trong phạm vi cho phép: giấy yêu cầu tăng ca, nghỉ phép, ra cổng, đề nghị cấp phát vật tư, nghỉ việc, đánh giá công nhân mới,….
- Phối hợp với các bộ phận khác để xác định và giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng, kế hoạch sản xuất, xuất hàng.
3. Quản lý và đào tạo nhân sự:
- Phối hợp với bộ phận Nhân sự để lên kế hoạch nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất.
- Tham gia vào quá trình phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự nhằm tìm ra nguồn nhân lực phù hợp.
- Chịu trách nhiệm đánh giá công nhân viên mới sau thời gian thử việc, cũng như việc xem xét và đề nghị gia hạn Hợp đồng lao động hoặc không tiếp tục.
- Phối hợp cùng phòng Nhân sự trong việc xem xét lương, thưởng và các phúc lợi khác (nếu có).
- Xem xét và đưa ra kiến nghị xử lý đối với các nhân sự vi phạm nội qui cty, qui trình sản xuất hoặc hướng dẫn công việc…
- Giám sát và chịu trách nhiệm đối với việc đánh giá KPI của tổ trưởng đối với công nhân và thực hiện việc đánh giá KPI tổ trưởng mỗi tháng.
- Lên kế hoạch và thực hiện việc đào tạo nhân sự hiện có và nhân sự mới nhằm nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu sản xuất.
4. Quản lý cơ sở vật chất của nhà máy
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hệ thống máy móc, thiết bị.
- Lập kế hoạch mua sắm những thiết bị và máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
- Hướng dẫn kỹ thuật và cách sử dụng máy móc, thiết bị mới cho nhân viên khi có phát sinh.
5. Kiểm soát việc cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ hàng ngày trong sản xuất.
- Giám sát thường xuyên để đảm bảo nguyên vật liệu, thiết bị, CCDC được sử dụng đúng định mức và hợp lý.
- Phát hiện kịp thời việc sử dụng không đúng theo qui định để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục kịp thời.
6. Các công việc khác
- Phối hợp với các bộ phận khác trong việc đề xuất các quy trình sản xuất cải tiến.
- Báo cáo công việc định kỳ hoặc khi Ban giám đốc yêu cầu.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp có liên quan.
- Thông báo đầy đủ, kịp thời những thông tin từ cấp trên chuyển xuống.
- Tổ chức triển khai, thực hiện nội quy, qui trình sản xuất, hướng dẫn công việc, quản lý lao động, quản lý tài sản v.v..
- Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, tuân thủ theo đúng Luật PCCC và Luật Môi trường.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban giám đôc.
B. Quyền hạn:
Đề xuất các ý kiến về nghiệp vụ, tổ chức… nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
C. Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm đối với tất cả các công việc được nêu tại phần Nhiệm vụ.
- Lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, chứng từ, dữ liệu cứng và mềm theo đúng qui định của Công ty và đúng pháp luật.
- Chịu trách nhiệm quản lý đảm bảo theo đúng yêu cầu và tiêu chí đề ra của Ban giám đốc.
- Tuân thủ các qui định về Luật PCCC, Luật Môi Trường…
- Bồi thường thiệt hại theo Luật lao động hoặc theo Luật khác có liên quan.
- Công ty chuyển sản xuất chậu nhựa trồng cây xuất khẩu đi các nước châu âu, châu mỹ