5W1H là gì? Lý thuyết, ứng dụng và ý nghĩa của 5W1H trong marketing

Lượt xem: 32

Ngày nay, mô hình 5W 1H không chỉ phổ biến trong lĩnh vực Marketing hay kinh doanh mà còn được áp dụng hiệu quả trong quá trình học tập, giải quyết vấn đề,... Hiểu được 5W1H là gì và các yếu tố tạo thành mô hình 5W 1H sẽ giúp bạn thành công khi áp dụng vào thực tế. Cùng CareerViet tìm hiểu chi tiết về 5W 1H  qua những chia sẻ dưới đây nhé!

5W 1H là gì?

5W 1H là cụm từ viết tắt chữ cái đầu của 6 từ: What - When - Where - Why - Who - How. 5W 1H là một phương pháp thu thập, phân tích thông tin và giải quyết vấn đề bằng cách trả lời 6 từ dùng để hỏi nêu trên. Dựa theo cách phân tích này bạn sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về một tình huống, một dự án hoặc một ý tưởng.

Các yếu tố của mô hình 5W1H

Mô hình 5W1H được tạo thành từ What - When - Where - Why - Who - How với mỗi từ mang ý nghĩa như sau:

What - Cái gì?

Câu hỏi này giúp xác định rõ thông tin, đặc điểm và bản chất của vấn đề hoặc sự việc đang được xem xét. "What" trong mô hình 5W1H giúp chúng ta, hiểu rõ công việc, dự án hoặc vấn đề mà mình cần giải quyết là gì.Từ đó, hướng đến trọng tâm mục tiêu đã đề ra, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực vào những việc không cần thiết.

Ví dụ: Trong lĩnh vực tuyển dụng, “WHAT” sẽ trả lời cho câu hỏi công việc cần tuyển về lĩnh vực gì? Từ đó, HR sẽ xác định được mô tả chi tiết công việc, trách nhiệm, và yêu cầu của vị trí.

5W 1H là gì? Đây là phương pháp nắm bắt và giải quyết vấn đề hiệu quả, nhanh chóng

Why - Tại sao?

“WHY” trong 5W sẽ giúp cho chúng ta tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Đây được xem là từ khóa quan trọng khi giúp chúng ta xác định mục tiêu của kế hoạch và đánh giá tính khách quan của dự án, ý tưởng. Các câu hỏi bạn có thể đặt ra với “WHY”: 

  • Mục tiêu của kế hoạch là gì? 
  • Tại sao kế hoạch này cần thực hiện?
  • Nếu kế hoạch này không thực hiện thì sẽ như thế nào? …..

Ví dụ: Khi công ty bạn dự định tuyển dụng 2 nhân viên chuyên viên Marketing, bạn cần phải đặt ra câu hỏi “Tại sao lại cần tuyển?”. Đó có thể là do doanh nghiệp dự định mở rộng thị trường online, cần thêm nhân sự để tham gia các chiến dịch marketing mới. Khi đó, mục tiêu của vị trí chuyên viên Marketing của công ty là giúp tăng lượng truy cập website, tăng tương tác trên mạng xã hội, tăng doanh số bán hàng….

Who - Ai?

Trong mô hình 5W 1H, “WHO” sẽ giúp chúng ta xác định những người hoặc nhóm người có liên quan trực tiếp đến vấn đề/dự án.Trong lĩnh vực tuyển dụng, “WHO” sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi:  Ứng viên lý tưởng là ai? Từ đó, bạn sẽ xác định rõ profile của ứng viên mà bạn muốn tìm kiếm, bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ học vấn, tính cách, và các yếu tố khác.

Ví dụ: Chúng ta đang tìm kiếm một kỹ sư phần mềm có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, thành thạo các ngôn ngữ lập trình Java và Python, có khả năng làm việc độc lập và giao tiếp tốt.

5W 1H gồm 6 câu hỏi: What - Who - Where - When - Why - How

When - Khi nào?

“WHEN” là chữ W thứ 4 trong 5W, câu hỏi này sẽ xác định khung thời gian thực hiện hoặc cần hoàn thành công việc. Lĩnh vực tuyển dụng sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi như: Thời điểm nào cần tuyển dụng? Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình tuyển dụng.

Ví dụ: Chúng ta cần tuyển dụng vị trí này trong vòng 2 tháng tới để kịp triển khai dự án mới.

Where - Ở đâu? 

“WHERE” là chữ W cuối cùng trong mô hình 5W 1H, “W” này sẽ giúp bạn xác định vị trí hoặc địa điểm liên quan đến vấn đề. Nếu tuyển dụng nhân sự thì các kênh tuyển dụng nào sẽ được sử dụng? Lựa chọn các kênh phù hợp để tiếp cận ứng viên tiềm năng, như các trang web tuyển dụng, mạng xã hội, trường đại học, hoặc các sự kiện tuyển dụng.

Ví dụ: Chúng ta sẽ đăng tuyển trên các trang web việc làm phổ biến như CareerViet hoặc gửi email đến các trường đại học, và đăng bài trên các nhóm LinkedIn liên quan.

Bạn cần trả lời 6 câu hỏi 5W 1H để tìm ra bản chất vấn đề

How - Như thế nào?

“HOW” là chữ “H” duy nhất trong mô hình 5W 1H, câu này sẽ giúp xác định cách thức thực hiện công việc hoặc giải quyết vấn đề. Với lĩnh vực tuyển dụng, chữ “H” sẽ bắt đầu bằng câu hỏi: Quá trình tuyển dụng sẽ diễn ra như thế nào? Cụ thể như: Lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn của quá trình tuyển dụng, bao gồm:

  • Đăng tuyển: Viết bài đăng tuyển hấp dẫn, chọn kênh đăng tuyển phù hợp.
  • Sàng lọc hồ sơ: Xây dựng tiêu chí đánh giá hồ sơ, sử dụng công cụ ATS (Applicant Tracking System) nếu có.
  • Phỏng vấn: Lên kế hoạch phỏng vấn, chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, lựa chọn người phỏng vấn.
  • Đánh giá: Đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chí đã đặt ra, so sánh và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất.
  • Onboarding: Lên kế hoạch đào tạo và hòa nhập cho ứng viên mới.

Lợi ích khi ứng dụng mô hình 5W 1H

Mô hình 5W1H là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp chúng ta phân tích và giải quyết vấn đề một cách hệ thống và toàn diện. Khi áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong tuyển dụng, mô hình 5W1H mang lại nhiều lợi ích đáng kể:

Giúp xác định rõ bản chất vấn đề

Trước hết, mô hình 5W1H được ví như một chiếc kính lúp, giúp chúng ta phóng to và phân tích từng khía cạnh của vấn đề một cách chi tiết. Bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi sẽ ẽ thu thập được một lượng thông tin khổng lồ và đa chiều. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, từ đó đưa ra những quyết định chính xác và giải pháp hiệu quả.

Mô hình 5W1H giúp nắm bắt thông tin, tìm cách giải quyết và tối ưu hiệu quả

Đưa ra cách giải quyết vấn đề nhanh chóng

Mô hình 5W1H giúp chúng ta bóc tách từng lớp của vấn đề. Thông qua các câu hỏi về người liên quan, vấn đề cần giải quyết, thời điểm xảy ra, địa điểm diễn ra, nguyên nhân gốc rễ và cách thức thực hiện, bạn sẽ hình dung về một bức tranh toàn cảnh, chi tiết về tình huống.

Điều này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề mà còn hỗ trợ trong việc sắp xếp thông tin một cách logic, hệ thống, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả và khả thi.

Tối ưu quá trình quyết định

Bằng cách đi sâu vào từng khía cạnh của vấn đề, 5W1H sẽ  giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt. Để tối ưu hóa quá trình ra quyết định, chúng ta có thể kết hợp 5W1H với các công cụ phân tích khác như SWOT, giúp chúng ta xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của vấn đề.

Nâng cao hiệu quả công việc

5W 1H giúp chúng ta tập trung vào những việc quan trọng và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.  Nhờ có kế hoạch rõ ràng, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian và tránh được những sai sót không đáng có. Những cá nhân liên quan đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, từ đó tăng cường sự phối hợp và đồng lòng.

Cải thiện giao tiếp

Việc trả lời đầy đủ các câu hỏi 5W1H, sẽ giúp chúng ta nắm bắt và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu. Khi đó, mọi người đều có chung một sự hiểu biết về vấn đề sẽ giúp tránh những hiểu lầm không đáng có.

Ứng dụng mô hình 5W1H cho từng lĩnh vực

Ngày nay, không trong lĩnh vực marketing, kinh doanh,...5W 1H  còn được vận dụng vào quá trình học tập, giải quyết vấn đề. Dưới đây là những nguyên tắc giúp bạn ứng dụng mô hình 5W1H hiệu quả vào từng lĩnh vực:

Nguyên tắc 5W 1H trong lĩnh vực kinh doanh

Mô hình 5W 1H đã quá quen thuộc với giới kinh doanh, bằng cách trả lời đầy đủ các câu hỏi này, doanh nghiệp có thể xây dựng một bức tranh toàn cảnh về tình hình, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt.

Xác định 6 yếu tố chính của 5W 1H trong kinh doanh như sau:

  • Who (Ai): Khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, nhân viên, nhà cung cấp... là những đối tượng cần xác định rõ.
  • What (Cái gì): Cái gì là vấn đề cần giải quyết? Sản phẩm, dịch vụ, dự án, chiến dịch marketing... là những yếu tố cần được làm rõ.
  • When (Khi nào): Thời điểm bắt đầu, diễn biến và kết thúc của vấn đề là những thông tin quan trọng.
  • Where (Ở đâu): Thị trường, khu vực địa lý, kênh phân phối... là những yếu tố cần xác định.
  • Why (Tại sao): Nguyên nhân, lý do cần phải giải quyết vấn đề là điều cần tìm kiếm.
  • How (Như thế nào): Các giải pháp khả thi, cách thức thực hiện, nguồn lực cần thiết... là những yếu tố cần được cân nhắc.

Ứng dụng mô hình 5W 1H trong lĩnh vực kinh doanh để tăng doanh số

Ví dụ: Giả sử doanh số bán hàng của công ty bị giảm sút trong năm 2024. Để tìm ra nguyên nhân và giải pháp, chúng ta có thể áp dụng mô hình 5W 1H như sau:

  • Who: Đối tượng khách hàng nào ít mua sản phẩm nhất? Đối thủ cạnh tranh có sản phẩm nào tốt hơn?
  • What: Sản phẩm nào bị ảnh hưởng nhiều nhất? Doanh số giảm bao nhiêu %?
  • When: Doanh số bắt đầu giảm khi nào? Có sự kiện nào đặc biệt xảy ra khô
  • Where: Thị trường nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?
  • Why: Tại sao doanh số lại giảm? Do chất lượng sản phẩm, giá cả, hay do đối thủ cạnh tranh?
  • How: Làm thế nào để cải thiện tình hình? Nên điều chỉnh giá cả, cải tiến sản phẩm, hay tăng cường quảng cáo?

Nguyên tắc 5W 1H trong lĩnh vực marketing

5W 1H  không chỉ hữu ích khi áp dụng trong kinh doanh mà ngay trong lĩnh vực Marketing cũng giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả như mong đợi bằng cách xác định các yếu tố sau:

  • What (Cái gì):
    • Sản phẩm/dịch vụ: Chúng ta đang bán gì? Xác định rõ sản phẩm/dịch vụ giúp chúng ta tập trung vào những điểm mạnh và lợi ích mà sản phẩm mang lại.
    • Thông điệp: Chúng ta muốn truyền đạt thông điệp gì đến khách hàng? Thông điệp cần rõ ràng, súc tích và gây ấn tượng.
  • Who (ai):
    • Khách hàng mục tiêu: Ai là người chúng ta muốn tiếp cận? Xác định rõ đối tượng khách hàng giúp chúng ta tạo ra những thông điệp và kênh truyền thông phù hợp.
    • Đối thủ cạnh tranh: Ai là những đối thủ cạnh tranh chính? Hiểu rõ đối thủ giúp chúng ta xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình và xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
  • When (Khi nào):
    • Thời điểm: Khi nào chúng ta sẽ triển khai chiến dịch? Chọn thời điểm phù hợp với hành vi mua sắm của khách hàng và các sự kiện đặc biệt.
    • Thời gian: Chiến dịch sẽ kéo dài trong bao lâu? Lập kế hoạch chi tiết ở từng giai đoạn trong chiến dịch.
  • Where (Ở đâu):
    • Kênh truyền thông: Chúng ta sẽ quảng bá sản phẩm/dịch vụ ở đâu? Các kênh truyền thông có thể bao gồm: mạng xã hội, truyền hình, báo chí, radio, sự kiện...
    • Địa điểm: Chúng ta sẽ tập trung vào thị trường nào? Có thể là một tỉnh/ thành phố, một khu vực hoặc toàn quốc….
  • Why (Tại sao):
    • Mục tiêu: Mục đích của chiến dịch là gì? Tăng doanh số, nâng cao nhận biết thương hiệu, xây dựng lòng trung thành khách hàng...
    • Lý do: Tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm/dịch vụ của chúng ta?
  • How (Như thế nào):
    • Chiến lược: Chúng ta sẽ sử dụng chiến lược nào để đạt được mục tiêu?
    • Ngân sách: Ngân sách cho chiến dịch là bao nhiêu?
    • Đội ngũ: Ai sẽ thực hiện chiến dịch?
    • Phát sinh: Các trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch sẽ giải quyết ra sao?

Lĩnh vực Marketing cũng cần đến mô hình 5W1H để tối ưu chiến dịch quảng cáo

Ví dụ: Công ty Việc Làm Tốt  muốn tìm 50 nhân viên kinh doanh mới để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Để đạt được mục tiêu này, họ đã sử dụng mô hình 5W1H để tìm ra các kết quả sau:

  • Who (Ai): Công ty muốn tìm những người có kinh nghiệm bán hàng, giao tiếp tốt, và đam mê kinh doanh.
  • What (Cái gì): Công ty cần tuyển nhân viên kinh doanh, với các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nhất định.
  • When (Khi nào): Quá trình tuyển dụng sẽ diễn ra trong 3 tháng tới, với các hoạt động cụ thể như đăng tuyển, phỏng vấn.
  • Where (Ở đâu): Công ty sẽ tuyển dụng trên các kênh trực tuyến và offline, tập trung vào các thành phố lớn.
  • Why (Tại sao): Mục tiêu chính là tìm được những nhân viên chất lượng để mở rộng thị trường.
  • How (Làm thế nào): Công ty sẽ thực hiện nhiều hoạt động như xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, tổ chức các sự kiện tuyển dụng, sử dụng các công cụ tuyển dụng trực tuyến để thu hút ứng viên.

Ngày nay, mô hình 5W1H được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực

Nguyên tắc 5W 1H trong lĩnh vực tổ chức sự kiện

Bạn có thể áp dụng 5W1H để xây dựng một kế hoạch tổ chức sự kiện chi tiết, rõ ràng và đảm bảo sự kiện diễn ra thành công như sau:

  • What (Cái gì):
    • Mục tiêu sự kiện:  Tên sự kiện là gì? Mục đích của sự kiện là gì? Có thể là để giới thiệu sản phẩm mới, kỷ niệm, gây quỹ, kết nối cộng đồng,...
    • Nội dung sự kiện: Sự kiện sẽ bao gồm những hoạt động gì? Diễn thuyết, biểu diễn, triển lãm, trò chơi, đấu giá,...
  • Who (Ai):
    • Đối tượng tham gia: Ai là những người sẽ tham dự sự kiện? Khách hàng, đối tác, nhân viên, hay công chúng?
    • Ban tổ chức: Ai sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sự kiện? Thành viên trong nhóm tổ chức là ai, vai trò của từng người ra sao?
  • When (Khi nào):
    • Thời gian diễn ra: Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày nào, giờ nào?
    • Thời gian chuẩn bị: Cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho sự kiện?
  • Where (Ở đâu):
    • Địa điểm: Sự kiện sẽ tổ chức ở đâu? Khách sạn, trung tâm hội nghị, ngoài trời,...
    • Không gian: Địa điểm có đủ diện tích, trang thiết bị để phục vụ sự kiện?
  • Why (Tại sao):
    • Lý do tổ chức: Tại sao lại tổ chức sự kiện này?
    • Lợi ích: Sự kiện sẽ mang lại những lợi ích gì? Lợi nhuận, danh tiếng,....
  • How (Như thế nào):
    • Kế hoạch chi tiết: Làm thế nào để thực hiện sự kiện? Bao gồm các bước cụ thể, từ khâu lên ý tưởng đến khâu thực hiện và đánh giá.
    • Ngân sách: Ngân sách cho sự kiện là bao nhiêu?
    • Các rủi ro: Dự trù các rủi ro và phương án xử lý cho các rủi ro như thế nào?

Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, 5W 1H sẽ quyết định sự thành công của các sự kiện

Ví dụ:  Doanh nghiệp muốn chức một sự kiện ra mắt sản phẩm mới

  • Who: Khách hàng tiềm năng, đối tác, báo chí, nhân viên công ty.
  • What: Ra mắt sản phẩm mới, giới thiệu tính năng, ưu điểm của sản phẩm.
  • When: Vào ngày 15/10, từ 19h đến 21h.
  • Where: Tại một khách sạn 5 sao ở trung tâm thành phố.
  • Why: Giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng, tạo dựng hình ảnh thương hiệu.
  • How: Thuê một đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, thiết kế sân khấu, chuẩn bị các hoạt động tương tác, mời khách hàng VIP,...

Nguyên tắc 5W 1H trong giải quyết vấn đề

Nguyên tắc 5W 1H là một công cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để phân tích và giải quyết vấn đề. Để hiểu rõ bản chất vấn đề hiện tại, bạn cần trả lời các câu hỏi:

  • Who (Ai): Ai liên quan đến vấn đề này? Ai là người gây ra vấn đề? Ai là người bị ảnh hưởng?
  • What (Cái gì): Vấn đề là gì? Mô tả chi tiết và cụ thể về vấn đề.
  • When (Khi nào): Vấn đề xảy ra khi nào? Từ khi nào? Tần suất xảy ra như thế nào?
  • Where (Ở đâu): Vấn đề xảy ra ở đâu? Vị trí địa lý, môi trường, điều kiện...
  • Why (Tại sao): Tại sao vấn đề lại xảy ra? Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là gì?
  • How (Như thế nào): Vấn đề diễn biến như thế nào? Các yếu tố nào góp phần làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn?

5W1H giúp cho quá trình xem xét vấn đề và đưa ra hướng giải quyết một cách nhanh chóng

Ví dụ: Bạn cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại và muốn tìm một công việc mới phù hợp hơn. Áp dụng 5W1H ta có:

  • Who (Ai):
    • Bạn: Người đang tìm kiếm công việc mới.
    • Nhà tuyển dụng: Những người sẽ tuyển dụng bạn.
  • What (Cái gì):
    • Vấn đề: Bạn không hài lòng với công việc hiện tại, muốn tìm một công việc mới.
    • Mục tiêu: Tìm một công việc phù hợp với kỹ năng, sở thích và mang lại sự hài lòng.
  • When (Khi nào):
    • Thời điểm bắt đầu tìm việc: Ngay bây giờ hoặc trong vòng 3 tháng tới.
    • Thời gian dự kiến tìm được việc: Trong vòng 6 tháng.
  • Where (Ở đâu): Tìm việc từ các trang web tuyển dụng, mạng xã hội nghề nghiệp (CareerViet chẳng hạn), các công ty trong ngành bạn quan tâm, giới thiệu từ người quen.
  • Why (Tại sao): Bạn có thể không hài lòng với mức lương, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc hoặc bản thân muốn thử thách ở một lĩnh vực mới.
  • How (Như thế nào): xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng, chuẩn bị hồ sơ xin việc, tìm kiếm cơ hội việc làm…

Nguyên tắc 5W 1H trong học tập

Nguyên tắc 5W1H được áp dụng trong việc học tập như sau:

Giả sử bạn đang học về một bài toán vật lý. Theo mô hình 5W 1H, ta xác định được:

  • Who: Newton là người phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn.
  • What: Định luật vạn vật hấp dẫn mô tả lực hấp dẫn giữa các vật thể có khối lượng.
  • When: Định luật này được công bố vào thế kỷ 17.
  • Where: Định luật này được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ vật lý thiên văn đến kỹ thuật.
  • Why: Chúng ta học định luật này để hiểu về các hiện tượng tự nhiên và giải quyết các bài toán liên quan.
  • How: Chúng ta có thể học định luật này bằng cách giải các bài tập, làm thí nghiệm và tìm hiểu thêm qua sách báo.

Việc học tập cũng cần đến mô hình 5W1H để tư duy và sáng tạo

Nguyên tắc 5W 1H trong giao tiếp

Hãy hình dung nguyên tắc áp dụng 5W1H trong giao tiếp sẽ thể hiện qua cách trả lời của trong ví dụ sau đây:

Bạn đang phỏng vấn cho vị trí trợ lý marketing tại một công ty công nghệ. Nhà tuyển dụng hỏi bạn: "Tại sao bạn lại chọn ứng tuyển tại công ty chúng tôi?"

Áp dụng 5W1H để trả lời:

  • Who (Ai): Tôi là một người đam mê marketing và có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này.
  • What (Cái gì): Tôi muốn làm việc tại một công ty công nghệ năng động như công ty của bạn để có cơ hội được làm việc trong một môi trường sáng tạo và phát triển bản thân.
  • When (Khi nào): Tôi đã theo dõi sự phát triển của công ty trong thời gian qua và rất ấn tượng với những thành công mà công ty đã đạt được.
  • Where (Ở đâu): Tôi tin rằng tại công ty này, tôi có thể đóng góp những kiến thức và kỹ năng của mình để giúp công ty đạt được những mục tiêu đề ra.
  • Why (Tại sao): Tôi muốn được làm việc trong một công ty có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng, nơi mà tôi có thể học hỏi và phát triển bản thân.
  • How (Như thế nào): Tôi sẽ tận dụng những kiến thức và kinh nghiệm của mình để thực hiện tốt các công việc được giao, đồng thời luôn chủ động tìm tòi và học hỏi những điều mới.

Khi vận dụng được 5W1H trong tư duy sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp

Nguyên tắc 5W 1H trong cách lập kế hoạch

Nguyên tắc 5W1H rất dễ dàng áp dụng khi bạn lập kế hoạch cho một sự kiện, dự án hay kế hoạch nào. Ví dụ: Sắp tới bạn dự định tổ chức một buổi sinh nhật, xác định 5W1H của kế hoạch như sau:

  • What: Tổ chức một buổi tiệc sinh nhật bất ngờ cho người bạn thân.
  • Who: Bạn (người tổ chức), bạn bè của người được sinh nhật, các thành viên trong gia đình.
  • When: Vào ngày 15/11, lúc 19h.
  • Where: Tại nhà của bạn.
  • Why: Để tạo bất ngờ và kỷ niệm sinh nhật cho bạn thân.
  • How: Chuẩn bị bánh kem, bóng bay, trang trí nhà cửa, mời bạn bè, lên thực đơn,...

Như vậy, mô hình 5W1H là gì? Các yếu tố của 5W1H đã được CareerViet lý giải chi tiết thông qua các lý thuyết và ví dụ cụ thể trong bài viết này. Vì vậy, mong rằng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự thành công của bạn trong tương lai.

Hiện nay, tại website:CareerViet.vn đang cập nhật liên tục các vị trí việc làm cho ngành marketing, kinh doanh, tổ chức sự kiện…với mức lương hấp dẫn. Vì vậy, nếu quan tâm đến các công việc này bạn hãy truy cập website để tham khảo và ứng tuyển nhé!

Nguồn: CareerViet

Bài viết cùng chuyên mục
CIO là gì? Yêu cầu công việc - kỹ năng và mức lương của một CIO
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet : T...
ATTN là gì? ATTN là viết tắt của từ gì? Cách sử dụng trong email
Bạn thường xuyên bắt gặp ATTN trong các email gửi CV h...
Dự đoán xu hướng và cơ hội nghề nghiệp trong FMCG!
Ngành hàng tiêu dùng nhanh, hay còn gọi là FMCG (Fast-...
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hàm SUMIFS trong Excel!
Hàm SUMIFS trong Excel là một công cụ được sử dụng phổ...
5W1H - Nguyên tắc áp dụng giúp thành công trong mọi lĩnh vực
Ngày nay, mô hình 5W 1H không chỉ phổ biến trong lĩnh...
Operation là gì? Nhiệm vụ và yêu cầu kĩ năng của một Operation
Operation là bộ phận đóng vai trò khá quan trọng trong...